Dược Thảo Việt tự nhiên giới thiêu Dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất quả thể Đông Trùng Hạ Thảo (Cordyceps militaris) trên nguồn cơ chất tổng hợp quy mô công nghiệp”
Thời gian thực hiện: 02 năm (Từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2014)
Cấp: Tỉnh (TP Hà Nội)
*Chủ nhiệm dự án*
Họ và tên: Thạc sĩ CNSH Lê Tuấn Anh
Ngày, tháng, năm sinh: 22/6/1980 Nam/Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Thạc sĩ CNSH
Chức vụ: Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Dược thảo Thiên Phúc
Tên tổ chức đang công tác: Công ty Cổ phần Dược thảo Thiên Phúc
Địa chỉ tổ chức: Thôn Phú Thọ- Xã Dân Hòa- Huyện Thanh Oai- Hà Nội
*Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án*
Tên tổ chức: Công ty Cổ phần Dược thảo Thiên Phúc
Điện thoại: 04.858 87657 Fax: 03213-980804
E-mail: lienhe@dongtrunghathaothienphuc.com Website: duocthaothienphuc.com.vn
Địa chỉ: Thôn Phú Thọ- Xã Dân Hòa- Huyện Thanh Oai- Hà Nội
Họ và tên Giám đốc tổ chức: Nguyễn Thị Hồng
*Tổ chức tham gia chính*
Tổ chức chịu trách nhiệm về công nghệ
Tên tổ chức: Công ty Cổ phần Dược thảo Thiên Phúc
Điện thoại: 04.858 87657 Fax: 0433 971 345
E-mail: lienhe@dongtrunghathaothienphuc.com Website: duocthaothienphuc.com.vn
Địa chỉ: Thôn Phú Thọ- Xã Dân Hòa- Huyện Thanh Oai- Hà Nội
Họ và tên Giám đốc tổ chức: Giám đốc Nguyễn Thị Hồng
Người chịu trách nhiệm chính về công nghệ của Dự án: ThS. Lê Tuấn Anh
*Tổ chức khác*
Tên tổ chức: Trung tâm nghiên cứu nấm và phát triển sản phẩm sinh học
Điện thoại: 043 8582809 E-mail: vtc@yahoo.com.vn
Địa chỉ: Số 8 - ngõ 41, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Họ và tên Thủ trưởng tổ chức: PGS. TS Nguyễn Thị Chính
Luận cứ về tính cấp thiết, khả thi và hiệu quả của Dự án
Công nghệ lựa chọn của dự án:
Đông trùng hạ thảo là tên gọi của một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis với ấu trùng (sâu non) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus. Một số loài đáng chú ý là Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris.
Là một loài nấm dược liệu quý hiếm từ lâu đã được cả thế giới biết đến đông trùng hạ thảo cùng với Linh chi, Nhân sâm và Tam thất chúng tạo thành “bộ tứ thần dược” có tác dụng rất tốt đến sức khỏe con người. Sách Y học Cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi Đông trùng hạ thảo là vị thuốc “cải lão hoàn đồng”, “hồi xuân, sinh lực” có tác dụng “Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm , “Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ”, “Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân”; là loại thuốc “Tư bổ dược thiện”, có thể chữa được “Bách hư bách tổn” nên nó được xem là vị thần dược được các vua chúa thời xưa tin dùng. Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định, Đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người cũng như động vật. Dưới góc nhìn của Tây y, khá nhiều những nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định Đông trùng hạ thảo không chỉ nâng cao hiệu quả phòng bệnh của hệ miễn dịch, giải độc thận, tăng cường chức năng gan, tăng khả năng tình dục.
Theo các nhà khoa học, Đông trùng hạ thảo có tới 400 loài khác nhau. Trong đó, chỉ tính riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy khoảng 60 loài. Tuy nhiên người ta mới chỉ đi sâu nghiên cứu một số loài có giá trị dược liệu tốt đối với con người là Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris.Việc đông trùng hạ thảo tự nhiên dần trở nên khan hiếm đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu hướng đến việc nuôi trồng đông trùng hạ thảo các môi nhân tạo khác nhau .Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, kể từ năm 1995 nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ , Malaysia…đã sản xuất được Đông trùng hạ thảo trên quy mô công nghiệp mang lại giá trị kinh tế to lớn. Công ty Aloha Medicinal của Mỹ bắt đầu nuôi cấy giống đông trùng hạ thảo chủng Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris.Họ đã nghiên cứu và phân tích được hơn 400 giống đông trùng hạ thảo khác nhau và hiện trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới trong việc tạo ra những sản phẩm nấm thuốc vô cùng chất lượng. Hầu hết các sản phẩm Đông trùng hạ thảo do Aloha Medicinals sản xuất đều được Cục Y tế Mỹ cấp phép trong những cơ sở sản xuất do FDA chứng nhận. Gần đây, Công ty Biofact life (Malaysia) cũng đã nghiên cứu và nuôi trồng thành công nấm Cordyceps trên môi trường nhân tạo nhằm tách chiết và thu 2 hoạt chất chính là Cordycepin và Adenosine phục vụ công nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng .
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Đông trùng hạ thảo cũng đã thu được một số kết quả nhất định, nhiều công trình nghiên cứu về đông trùng hạ thảo đã được công bố chẳng hạn:
- Năm 2009, PGS Phạm Quang Thu thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đưa ra công bố phát hiện thêm 2 chủng Cordyceps làCordyceps gunni tại Vườn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và Cordyceps militaris tại vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai).
- Năm 2009, GS Phạm Thị Thùy Viện Bảo vệ Thực vật cũng tìm thêm được 2 giống là Cordyceps nutans ở Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) và Cordyceps militaris ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
- Trần Ngọc Lân, Thái Thị Ngọc Lam, Nguyễn Thị Thúy, Trần Văn Cảnh và Nguyễn Thị Thu (2011), Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm ký sinh côn trùng Isaria tenuipes (Peck) Samson ở vườn quốc gia Pù Mát và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An.
- Trịnh Tam Kiệt, Nấm lớn ở Việt Nam - Tập 1 (Tái bản lần thứ 2), NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2011, 314 trang.
- Trịnh Tam Kiệt, Nấm lớn ở Việt Nam - Tập 2, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2012, 412 trang.
- Năm 2008, TS Nguyễn Mậu Tuấn thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Lâm Đồng đã nghiên cứu và sản xuất Đông trùng hạ thảo dòng Paecilomyces tenuipes trên giá thể nhộng tằm (Bombyx mori) song chỉ dừng lại trên quy mô thử nghiệm.
- Năm 2009, GS Đái Duy Ban và cộng sự cũng công bố phát hiện mới của mình về loài Đông trùng hạ thảo lần đầu tiên được tìm thấy ở Việt Nam đó là loài Đông trùng hạ thảo có tên là Isaria cerambycidae. Loài Đông trùng hạ thảo này được tìm thấy trên ấu trùng Xén tóc. Đây cũng chính là những gợi ý giúp Giáo sư và cộng sự nuôi cấy thành công chủng Đông trùng hạ thảo này trên môi trường tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của chúng. Ngoài ra, ông cũng là người phát hiện được một loài khác thuộc Đông trùng hạ thảo ký sinh trên châu chấu.
Hiện nay trước xu hướng và nhu cầu tiêu thụ đông trùng hạ thảo ngày càng cao của thị trường trong nước một số công ty và một số nhà khoa học trong nước cũng đang tiến hành đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất Đông trùng hạ thảo cả dạng sinh khối và dạng quả thể. Đã có nhiều nghiên cứu thực hiện nuôi trồng đông trùng hạ thảo trên các giá thể khác nhau điển hình như trên xén tóc của GS Đái Duy Ban, trên nhộng tằm của TS Nguyễn Mậu Tuấn.. Ở trong nước GS Phạm Quang Thu thực hiện nghiên cứu nuôi trồng đông trùng hạ thảo dạng sinh khối trong đó sử dụng cơ chất là gạo và các chất bổ sung song hiện tại vẫn chưa thấy có công bố chính thức nuôi trồng quả thể thành công từ nguồn cơ chất này. Việc sử dụng cơ chất gạo trong nuôi trồng tạo quả thể ở nước ngoài mặc dù đã được đề cập từ lâu song về chi tiết công nghệ nuôi trồng vẫn còn đang được giữ bí mật. Như vậy ở trong nước nếu nuôi trồng quả thể đông trùng hạ thảo trên cơ chất gạo thành công sẽ mở ra triển vọng cho việc triển khai nuôi cấy quy mô công nghiệp.
Năm 2010 công ty Dược Thảo Thiên Phúc đã nghiên cứu và phát triển thành công cơ chất tổng hợp trên cơ sở nguyên liệu là gạo lứt, nước dừa, bột nhộng tằm và bổ sung thêm hàm lượng nhỏ chất vi lượng. Công ty cổ phần Dược Thảo Thiên Phúc đã sử dụng cơ chất tổng hợp này để phục vụ sản xuất sinh khối đông trùng hạ thảo chủng Cordyceps sinensis sản phẩm hiện đang bán khá chạy trên thị trườngViệt Nam. Điểm đặc biệt là trong thành phần của các nguyên liệu trên chứa nhiều các chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng nên thành phần của cơ chất tổng hợp tỏ ra khá phù hợp cho sự phát triển của đông trùng hạ thảo. Hơn nữa các nguyên liệu trên hiện trong nước sẵn có, dồi dào có thể dự trữ quanh năm do đó hoàn toàn có thể chủ động thích hợp cho việc triển khai sản xuất số lượng lớn.
Năm 2011 với sự nỗ lực trong việc nghiên cứu điều chỉnh một số yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng một cách thích hợp nhóm nghiên cứu thuộc công ty dược thảo Thiên Phúc đã tạo ra được quả thể nhân tạo trên nguồn cơ chất tổng hợp trong điều kiện nuôi cấy phòng thí nghiệm. Nghiên cứu này tạo tiền đề định hướng cho việc tiếp tục nghiên cứu áp dụng để triển khai trên quy mô lớn hơn.
Như vậy có thể thấy cùng với việc nuôi trồng thành công quả thể đông trùng hạ thảo trên cơ chất xén tóc, nhộng tằm việc tạo ra được quả thể đông trùng hạ thảo trên nguồn cơ chất tổng hợp trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo ở trong nước đánh dấu bước tiến mới trong việc tiếp cận khoa học công nghệ của Việt Nam với thế giới trong lĩnh vực nuôi cấy nhân tạo đông trùng hạ thảo.
Tính mới, ưu việt, tiên tiến của công nghệ lựa chọn
Công nghệ nuôi trồng quả thể đông trùng hạ thảo trên cơ chất tổng hợp quy mô bán công nghiệp có ưu điểm là chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất,tạo ra được khối lượng lớn quả thể (100kg/mẻ), chất lượng sản phẩm ổn định cụ thể là:
- Nguồn nguyên liệu cho sản xuất chủ yếu là gạo lứt, nước dừa, bột nhộng tằm, chất bổ sung…. sẵn có trong nước nên hoàn toàn chủ động khi tiến hành sản xuất quy mô lớn.
- Dây chuyền công nghệ sử dụng các trang thiết bị thông dụng trong nuôi cấy và sản xuất nấm dược liệu như nồi hơi công nghiệp, thiết bị khử trùng ,hệ thống phun sương , máy điều hòa…hoàn toàn có thể tìm mua ở trong nước.
- Các thông số về điều kiện nuôi trồng nhân tạo như nhiệt độ , độ ẩm , ánh sáng hoàn toàn có thể kiểm soát một cách chủ động nhờ máy móc và thiết bị do đó năng suất và chất lượng sản phẩm được giữ ổn định .
- Quá trình nuôi cấy sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch kiểm định rõ ràng ( đặc biệt hoàn toàn không sử dụng các chất kích thích hay độc hại) do đó sản phẩm sau nuôi cấy đáp ứng được các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của bộ y tế.
Khả năng triển khai trong nước
Mặc dù công nghệ nuôi trồng quả thể đông trùng hạ thảo ở Việt Nam còn khá mới mẻ tuy nhiên được kế thừa và phát triển trên cơ sở công nghệ sản xuất sinh khối đông trùng hạ thảo của công ty, chúng tôi đã nghiên cứu và nuôi trồng thành công quả thể đông trùng hạ thảo trong phạm vi phòng thí nghiệm do đó có thể khẳng định công ty đã có kinh nghiệm trong thực tế đảm đang được sản xuất quy mô lớn. Thêm vào đó công ty có mặt bằng rộng, trang thiết bị cơ bản phục vụ quá trình nuôi cấy như nồi hơi công nghiệp, tủ cấy vô trùng, hệ thống giàn giá, hệ thống chiếu sáng, thiết bị điều chỉnh độ ẩm… tương đối đầy đủ và sẵn có nên hoàn toàn có thể triển khai được công nghệ này.
Tính phù hợp của công nghệ đối với phương án sản xuất và yêu cầu của thị trường
Chúng tôi nhận thấy phương án sản xuất đông trùng hạ thảo quả thể trên quy mô công nghiệp sẽ cho phép tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá thành phù hợp với người Việt Nam sử dụng nguồn nguyên liệu sạch (như gạo, nước dừa, bột nhộng) có tính khả thi rất cao, toàn bộ quá trình nuôi cấy đều được tiến hành trong môi trường sạch và vô trùng do vậy sản phẩm sản xuất ra hoàn toàn có thể đáp ứng được tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm ở trong nước.
Kết quả của dự án đảm bảo được năng suất đề ra sẽ cho phép dần dần và tiến tới đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước với mức giá hợp lí để nhiều người có thể sử dụng được.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
Mục tiêu của Dự án sản xuất, chuyển giao công nghệ
- Hoàn thiện được quy trình sản xuất Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) trên nguồn cơ chất tổng hợp với năng suất 100 kg/mẻ.
- Tạo sản phẩm Đông trùng hạ thảo thành phẩm có năng suất cao, phẩm chất tốt và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm của bộ y tế.
- Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm quả thể Cordyceps militaris từ chủng mà dự án dùng làm đối tượng trong sản xuất.
Mục tiêu của Dự án sản xuất thử nghiệm
- Xây dựng quy trình sản xuất Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) với năng suất 100 kg/mẻ
- Sản xuất ra 200 kg Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) dạng quả thể sấy khô
- Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho sản phẩm của dự án, tiến hành phân tích, kiểm nghiệm và xin cấp chứng nhận của các cơ quan thẩm quyền uy tín.